You are not connected. Please login or register

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Shin

Shin
Thánh chém gió

Những ngày qua, một chiến dịch mang tên 'Tôi chuyển giới' đã được cộng đồng LGBT Việt phát động nhằm kêu gọi dư luận ủng hộ quyền xác định lại giới tính của người chuyển giới. Chỉ sau vài ngày, chiến dịch này đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn cư dân mạng.


[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Aaaa_TIBH

Trong bản dự thảo cuối cùng của Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2015 có đề cập tích cực đến quyền xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính, bao gồm các vấn đề liên quan như điều chỉnh thông tin tùy thân, vấn đề pháp lý, hỗ trợ y tế trong việc phẫu thuật chuyển giới. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng dành cho cộng đồng LGBT Việt (Đồng tính, song tính & chuyển giới) mà đặc biệt là nhóm người chuyển giới.

Theo dự kiến, bản dự thảo này sẽ được đưa ra bàn luận và ký thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 10 khóa XIII diễn ra từ 20.10 đến 30.11 sắp tới.

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_5_mbfx

Nhằm kêu gọi sự ủng hộ từ dư luận, trung tâm ICS và nhóm TRANS CORE đã phát động một chiến dịch mang tên "Đừng bỏ sót" vào ngày 26.09. Theo đó, nếu người tham gia là chuyển giới thì sẽ viết #TÔICHUYỂNGIỚI lên một tờ giấy hoặc tấm bảng sau đó chụp lại rồi đăng tải lên các trang mạng xã hội. Đối với những người ủng hộ không thuộc cộng đồng chuyển giới thì viết #TÔIỦNGHỘNGƯỜICHUYỂNGIỚI.

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng 1_wxgo

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng 2_dkyl


Mặc dù chỉ vừa phát động được vài ngày thế nhưng chiến dịch "Đừng bỏ sót" đã thu hút sự tham gia đông đảo của những người chuyển giới nam - nữ và những người ủng hộ trên toàn quốc.
Trong cộng đồng LGBT Việt, người chuyển giới (chữ "T") là nhóm phải chịu nhiều sự kỳ thị nhất từ xã hội, chủ yếu là vì bản dạng giới khác biệt. Họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, từ vấn đề mưu sinh, sức khỏe cho đến giấy tờ tùy thân.

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_10_mqyr

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_13_xukd

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_15_pmxl

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_16_xack

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_19_dojw

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_1_gdlt

Theo một cuộc nghiên cứu của Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội và Mội trường (iSEE), 86.8% người chuyển giới Việt Nam cho biết mình từng bị kỳ thị và 24.2% trong số đó ở mức độ "thường xuyên". Bên cạnh đó, 16.3% người chuyển giới từng bị xâm hại tình dục nhưng lại không được đưa ra xét xử bởi họ không được thừa nhận trước pháp luật hiện hành.

Trở ngại về pháp lý cũng kéo theo những rào cản và khó khăn khác như: không có giấy tờ nhân thân, hoặc giấy tờ nhân thân không phù hợp với thực tế, không thể thực hiện các giao dịch thông thường như mua bán, đăng ký, đi lại máy bay, hồ sơ việc làm...

Theo Motthegioi

https://soulles.123.st

Shin

Shin
Thánh chém gió

Ở mảng y tế, 100% các ca phẫu thuật liên quan đến bộ phận sinh dục của người chuyển giới đều được thực hiện ở nước ngoài (chủ yếu là Thái Lan và Hàn Quốc). Tại Việt Nam, không có bất kỳ trung tâm y tế nào có chuyên môn về mảng này. Chính vì thế, chi phí cho một lần chuyển giới đã bị đội lên rất cao mà dịch vụ thì lại không được bảo đảm. Nhiều câu chuyện thương tâm đã xảy ra và được lan truyền trong cộng đồng người chuyển giới như những bài học đắt giá.
Chia sẻ tại một hội thảo do ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức vào đầu năm nay, nữ ca sĩ chuyển giới Cindy Thái Tài cho biết: "Từ những năm 14 tuổi cho đến 16 tuổi, tôi không dám đi làm CMND vì nghĩ rằng mình nam không ra nam, nữ không ra nữ. Tuy nhiên, sau đó tôi nhận thấy phải có CMND mới có được quyền nhân thân”.


Còn người mẫu kiêm diễn viên Lan Phương thì tâm sự: "Việc mang ngoại hình phụ nữ nhưng giấy tờ lại là đàn ông khiến những người chuyển giới như chúng tôi hết sức bất lợi. Như trước đây khi tôi đi xin việc hoặc làm bất cứ việc gì liên quan đến giấy tờ thì đều bị xét nét. Cá nhân tôi không mong gì hơn ngoài việc cho chúng tôi được mang tên đúng với ngoại hình của mình và mong xã hội sẽ quan tâm, đón nhận chúng tôi như những công dân bình thường".

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_2_lagr

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_3_fvix

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_4_eejr

[News] Hàng trăm người chuyển giới Việt kêu gọi quyền bình đẳng Nguoichuyengioi_6_ndoy

Cuộc sống của người chuyển giới có thể miêu tả như một cái vòng lẩn quẩn: Không được gia đình chấp nhận từ nhỏ, bạn bè thầy cô xa lánh, nghỉ học sớm, dẫn đến khó có được một nghề nghiệp và thu nhập ổn định, trong khi các nhu cầu, nguy cơ về sức khỏe là rất cao. Tất cả những điều đó dẫn đến một hình ảnh tiêu cực thường gắn liền với người chuyển giới là: nghèo, học thức thấp, chợ búa, thể hiện "lố lăng" và chỉ có thể làm những công việc bị xã hội coi thường.

Chuyển giới cũng giống như đồng tính không phải là một trào lưu của xã hội mà là hiện thực của loài người. Với tỷ lệ 0.3 % dân số, họ có thể là bất kỳ ai xung quanh chúng ta: anh chị em, bạn bè thân thiết, cô hàng xóm, người đồng nghiệp, chú hớt tóc đầu ngỏ... Ủng hộ quyền của người chuyển giới chính là bảo đảm cho quyền bình đẳng của tất cả mọi người được thực thi một cách công bằng.

https://soulles.123.st

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết